Ngành Y sĩ hiện nay đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Với triển vọng thăng tiến và tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Y sĩ có sức hút mạnh mẽ đối với các bạn yêu thích môi trường làm việc trong lĩnh vực y tế. Vậy thì Y sĩ là ngành gì? Ngành Y sĩ học gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành này ra sao? Chúng ta hãy cùng timg hiểu qua bài viết này nhé!
Y sĩ là ngành gì?
Ngành Y Sĩ là một ngành nghề trong lĩnh vực Y khoa. Y sĩ có trách nhiệm hỗ trợ trực tiếp các bác sĩ trong quá trình thăm khám, chữa bệnh cũng như đảm bảo quy định, nề nếp của phòng khám. Y sĩ cũng có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như bệnh viện, văn phòng nha khoa, phòng khám y khoa tư nhân hoặc bất kỳ cơ sở nào cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Do đó, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn y khoa thì các y sĩ cũng cần thực hiện những công việc hành chính, văn phòng y tế. Và đôi khi họ cũng chính là những người cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, nhận đặt lịch khám bệnh hay xử lý các tình huống thuộc nghiệp vụ của mình.
Ngành Y sĩ học gì?
Chương trình đào tạo của ngành Y sĩ bao gồm những kiến thức như:
- Điều dưỡng bản và kỹ thuật điều dưỡng
- Dược lý
- Y học cơ sở
- Bệnh nội – ngoại khoa
- Bệnh truyền nhiễm – xã hội
- Sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ trẻ em
- Kỹ năng tiền lâm sàng
- Y tế cộng đồng
- Bệnh chuyên khoa
Y sĩ phải tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được công nhận. Trong quá trình học, họ sẽ học các môn giải phẫu học, sinh lý học và thực hành tại phòng thí nghiệm lâm sàng. Họ cần có chứng chỉ hành nghề và giấy chứng chỉ hành nghề để chứng tỏ khả năng và năng lực của họ được công nhận bởi pháp luật.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y sĩ
Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc học Y sĩ ra trường sẽ làm gì? Thực ra ngoài thực hiện các nhiệm vụ hành chính của phòng khám, các cơ sở y tế thì Y sĩ còn có thể đảm nhận các công việc sau:
1. Làm văn phòng y khoa
Y sĩ sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc văn phòng như: trả lời điện thoại, sắp xếp văn bản, lên lịch hẹn khám chữa bệnh và tiếp đón bệnh nhân. Ngoài ra thì y sĩ còn phải cập nhật các báo cái y khoa, lưu trữ thông tin bảo hiểm và sắp xếp các dịch vụ y khoa.
2. Công việc lâm sàng
Y sĩ sẽ hỗ trợ bác sĩ, điều dưỡng thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng như: đo chỉ số sinh tồn của người bệnh, chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia các bài đánh giá y khoa, Giải thích với bệnh nhân về quy trình điều trị, tổng hợp kết quả xét nghiệm của bệnh nhân,…
Công việc này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nên sẽ giành cho những Y sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Làm công việc tại bệnh viện
Y sĩ làm việc tại bênh viện bao gồm nhiệm vụ lâm sàng, chăm sóc bệnh nhân như: vệ sinh cá nhân, hỗ trợ chuyển phòng,…
4. Làm những công việc chuyên môn
Đảm nhận công việc, vị trí phù hợp với ngành nghề/ lĩnh vực của mình. Chẳng hạn như nhãn khoa, nhi khoa, sản khoa. Trong các chuyên ngành khác nhau thì Y sĩ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Cần những tố chất gì để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp?
Hiện Y sĩ đang là ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt. Những không phải ai cũng có thể làm được và làm tốt công việc này. Do đó nếu bạn đang có ý định trở thành một Y sĩ thì bạn phải đáp ứng được những tố chất sau đây:
1. Đáp ứng tốt trình độ chuyên môn
Để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp bạn cần pahir thông qua quá trình đào tạo về ngành tại các cơ sở giáo dục. Trong thời gian học tập tại trường, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản từ cơ bản đến chuyên sâu. Tham gia vào các phòng thí nghiệm lâm sàng thực nghiệm dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.
2. Có chứng nhận hành nghề
Chứng nhận hành nghề là một trong những yếu tố quan trọng đối với Y sĩ dù cho làm trong nhà nước hay tư nhân. Có chứng chỉ này thì cũng đồng nghĩa với việc y sĩ có đủ điều kiện để hành nghề. Đồng thời nó cũng là điều kiện giúp cho các y sĩ có thể học và thi lên các cấp cao hơn như bác sĩ hay cử nhân điều dưỡng.
3. Kỹ năng giao tiếp tốt với bệnh nhân
Đây là một điều vô cùng cần thiết đối với một y sĩ. Bệnh nhân có thể là người gia hoặc cũng có thể là trẻ con hoặc bất kì một độ tuổi nào đó. Do vậy, các y sĩ cần phải giao tiếp một cách khéo léo để xây dựng niềm tin với bệnh nhân. Qua đó dễ dàng hơn trong những công việc hằng ngày như: kiểm tra huyết áp, tiêm thuốc, băng bó viết thương,…
4. Tính kiên trì và nhẫn nại
Ngành y vốn là một trong những ngành có chương trình học nặng và lượng kiến thức lớn. Nếu không có đủ sự nhẫn nại và kiên trì thì bạn khó lòng có thể theo học được ngành này. Sau khi ra trường thì bạn sẽ phải đối mặt với số lượng bệnh nhân và hồ sơ bệnh án lớn mỗi ngày. Và không phải bệnh nhân nào cũng có kiến thức y khoa. Do đó, bạn cần nhẫn nại giải thích và truyền đạt thông tin đến bệnh nhân một cách đơn gian, dễ hiểu nhất.
5. Tính tỉ mỉ và trung thực
Trong ngành y thì sai sót là một điều không được phép xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào. Bởi vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn thì cẩn thận, tỉ mỉ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để trở thành một Y sĩ chuyên nghiệp trong tương lai.
Y sĩ và Điều dưỡng khác nhau như thế nào?
Mặc dù, y sĩ và điều dưỡng đều có cùng nhiệm vụ cũng như mục tiêu là chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân điều trị. Nhưng về mặt bản chất thì đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau trong bộ máy Y khoa. Và có những điểm khác nhau như:
Y sĩ | Điều dưỡng |
|
|
Ngành Y sĩ nên học ở đâu?
Nếu như có ý định theo học ngành Y sĩ thì bạn có thể tham khảo một số trường đào tại ngành Y sĩ chất lượng tốt nhất hiện nay như:
- Đại học Y dược Hà Nội
- Trường đại học Dược Hà Nội
- Trường trung cấp Y khoa Pasteur TP HCM
- Trường trung cấp Bách khoa Sài Gòn,…
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Edureview tìm hiểu và tổng hợp được về ngành Y sĩ. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về ngành nghề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận để được giải đáp một cách tốt nhất nhé!