Ngành thương mại điện tử (TMĐT) hiện đang là ngành học HOT trong thời đại công nghệ 4.0. Thị trường TMĐT tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận định bứt phá trong những năm tới. Sự xuất hiện của Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm và tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới. Thương mại điện tử đã và đang là phương thức kinh doanh mới của các doanh nghiệp hiện nay. Tạo ta hàng nghìn công việc mới, đặc biệt là nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp từ ngành TMĐT. Vậy ngành thương mại điện tử là gì? Học ngành này ở đâu? Cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng Edu Review tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực mới mẻ và giàu tiềm năng này nhé!
Ngành thương mại điện tử là gì?
Ngành thương mại điện tử (e-commerce) là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Đó là các hoạt động sử dụng các công nghệ thông tin và mạng internet. Để thực hiện giao dịch bán lẻ hoặc buôn bán các sản phẩm và dịch vụ. Điều này có thể bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng, giao hàng và dịch vụ sau bán hàng. Tất cả được thực hiện trực tuyến qua mạng internet. Được thiết kế để giúp hoàn thành các hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.
Ngành TMĐT đào tạo cử nhân có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và công nghệ thông tin. Và những kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội trong thời đại mới. Bạn sẽ được học về lập kế hoạch, quản lý, giảm sát các hoạt động kinh doanh.
Tổng quan, ngành này đang phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong KT-XH tương lai.
Ngành thương mại điện tử đào tạo những gì?
Các chương trình đào tạo của ngành thương mại điện tử
Thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Các chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này. Sinh viên TMĐT thường được đào tạo về các chủ đề sau:
- Công nghệ thông tin: Sinh viên sẽ tìm hiểu về các công nghệ cơ bản như HTML, CSS, JavaScript. và các nền tảng e-commerce.
- Marketing trực tuyến: Sinh viên sẽ tìm hiểu về các kỹ thuật tiếp thị trực tuyến như SEO, PPC và email marketing.
- Quản lý sản phẩm: Sinh viên sẽ tìm hiểu cách quản lý các sản phẩm trên các trang web thương mại điện tử. Bao gồm việc cập nhật và quản lý các thông tin sản phẩm.
- Giao dịch và thanh toán trực tuyến: Sinh viên sẽ tìm hiểu cách thực hiện giao dịch và thanh toán trực tuyến an toàn và hiệu quả.
- Phân tích thị trường: Sinh viên sẽ tìm hiểu cách phân tích và đánh giá thị trường, xác định các cơ hội kinh doanh.
Các chuyên ngành của thương mại điện tử mà bạn có thể học
Ngành thương mại điện tử gồm có 3 chuyên ngành chính: Quản trị thương mại điện tử, Kinh doanh trực tuyến và Marketing trực tuyến.
- Quản trị thương mại điện tử: Sinh viên trong ngành sẽ được học các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để quản trị. Sử dụng và vận hành thành thạo các mô hình kinh doanh điện tử. Đồng thời được học về mô hình B2C, B2B và chuỗi cung ứng.
- Kinh doanh trực tuyến: Bạn sẽ được trang bị đầy đủ bộ kiến thức để dễ dàng thực hiện. Và đảm nhiệm tốt các công việc kinh doanh diễn ra hoàn toàn trên môi trường Internet.
- Marketing trực tuyến: Tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên sẽ thành thạo sử dụng các chiến lược, các công cụ,… Nhằm thực hiện tốt các công việc quảng bá thông tin, sản phẩm, dịch vụ hữu ích tới các khách hàng tiềm năng trên các thiết bị số. Từ đó xây dựng được thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Sinh viên học thương mại điện tử ra trường làm gì?
Là một ngành kinh doanh phát triển mạnh mẽ và có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Ngành thương mại điện tử cung cấp nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp với nhiều công ty lớn trong và ngoài nước. Ngoài ra, các công ty trong ngành cũng có xu hướng tạo ra nhiều cơ hội. Nhằm giúp cho những nhân viên của mình phát triển sự nghiệp và đạt đến thành công trong tương lai.
Tổng quan, thương mại điện tử là một ngành có tương lai sáng tạo. Cơ hội việc làm hấp dẫn cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại.
Ngành thương mại điện tử có dễ kiếm việc không?
Theo Báo cáo của Lazada Việt Nam, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năm 2021 là giai đoạn khởi sắc của nền kinh tế số Đông Nam Á, trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính. Thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng vượt trội, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD năm 2025. Từ những con số trên, có thể thấy ngành TMĐT đã có những bứt phá về tốc độ phát triển tại Việt Nam. Đây chính là cơ sở để các bạn trẻ vững tin chọn lựa TMĐT – ngành học đang dẫn đầu xu hướng trong kỷ nguyên số hóa.
Chỉ một cú click chuột vào Google để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam. Bạn sẽ có đến 20.100.000 kết quả với cụm từ “tuyển dụng nhân viên Thương mại điện tử”. Nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành là cực kỳ lớn. Do đó, sinh viên theo học ngành này có thể yên tâm sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm.
Cơ hội việc làm của ngành thương mại điện tử
Cơ hội việc làm ngành TMĐT rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ. Sinh viên tốt nghiệp có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
- Quản lý Thương mại điện tử: Công việc quản lý tất cả các kênh bán hàng trực tuyến trên các nền tảng. Làm việc với bộ phận Marketing cùng lên kế hoạch bán hàng hiệu quả. Để làm được vị trí quản lý, bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cũng như năng lực.
- Chuyên viên nghiên cứu Thương mại điện tử: Với công việc này bạn sẽ hỗ trợ team làm việc trong các kênh bán hàng. Cùng team lên chiến lược kinh doanh và chọn kênh bán hàng hiệu quả.
- Chuyên viên Digital: Lợi thế cho sinh viên ngành TMĐT là trong chương trình có 65% kiến thức liên quan đến digital và marketing. Vì vậy khi ra trường sinh viên cũng có thể làm việc về mảng Digital.
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử: có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…
Thương mại điện tử nên học trường nào?
Tại Việt Nam, một số trường đại học hoặc cao đẳng có chương trình đào tạo bao gồm:
- Đại học Kinh tế Tp.HCM: Với điểm chuẩn 27.4 điểm. Chương trình đào tạo tại trường được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Với mục tiêu đào tạo ra những cử nhân chuyên ngành thương mại điện tử có chuyên môn, kiến thức toàn diện.
- Đại học Thương mại: Có điểm chuẩn ngành năm 2022 là 27 điểm. Là một trong số những trường đại học có tiếng về việc đào tạo ngành thương mại điện tử. Được biết là trường đầu tiên xây dựng chương trình và đăng ký mở ngành thương mại điện tử. Và được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn để thí điểm giảng dạy ngành này.
- Đại học Kinh tế quốc dân: Có điểm chuẩn năm 2022 của ngành là 28.1 điểm. Sinh viên học ngành này tại trường được học những kiến thức cơ bản và chuyên môn. Vì thế, đây xứng đáng là một lựa chọn của bạn khi có ý định học ngành Thương mại Điện tử.
- Đại học Kinh tế – Luật Tp.HCM: Với điểm chuẩn ngành năm 2022 là 27.55 điểm. Mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế, có kiến thức chuyên sâu về quản lý. Am hiểu công nghệ thông tin, các lĩnh vực kinh tế. Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng, có kỹ năng, kiến thức chuyên sâu. Đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế, xã hội trong thời đại ngày nay.
Lời kết
Như vậy, với những thông tin trên, Edu Review hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành TMĐT. Vai trò cũng như cơ hội việc làm ngành này trong tương lai. Để tìm được trường phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn nên tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo và tiêu chí đánh giá của các trường.