Ngành Kinh Tế Là Gì? Học Kinh Tế Ra Làm Gì?

Ngành kinh tế học

Ngành kinh tế học hiện nay được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy ngành kinh tế học là gì? Chương trình đào tạo ra sao? Cơ hội việc làm như thế nào? Các bạn hãy cũng Edu Review tìm hiểu nhé!

Ngành Kinh tế học là gì?

Ngành kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên, nguồn lực khan hiếm của nó. Nhằm mục đích giải thích cách thứcvận động của nền kinh tế và cách tác nhân tương tác với nhau. Do đó, kinh tế là một ngành học rất rộng. Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội học,…

Có thể nói, Kinh tế học là một ngành đặc biệt quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngành kinh tế cũng như một mạng lưới toàn cầu bao gồm nhiều ngành nghề và các hoạt động kinh tế được liên kết chặt chẽ với nhau một cách thống nhất. Vỳ vậy, một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì việc đào tạo và ươm mầm những thế hệ tài năng học ngành kinh tế là rất cần thiết và quan trọng.

nền kinh tế

Các chuyên ngành của ngành Kinh tế và Chương trình đào tạo

Khối ngành kinh tế rất rộng và đào tạo các nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuỳ vào định hướng nghiên cứu và sở thích cá nhân mà bạn có thể chọn cho mình một trong những chuyên ngành như:

  • Kinh tế quốc tế
  • Kinh tế đối ngoại
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế đầu tư
  • Thương mại quốc tế…

Chương trình đào tạo của ngành kinh tế cung cấp những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết giúp cho sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc phù hợp chuyên môn. Tuỳ vào mục đích đào tạo của từng trường sẽ có chương trình đào tạo khác nhau, ngoài các kiến thức tổng quan về kinh tế học:

  • Các môn học đại cương
  • Kinh tế vi mô I, II
  • Kinh tế vĩ mô I, II
  • Kinh tế lượng
  • Lịch sử các học thuyết kinh tế
  • Nguyên lý thống kê kinh tế
  • Tài chính – tiền tệ
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế công cộng
  • Kinh tế môi trường…

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế

Tuỳ thuộc vào chuyên ngành bạn đã chọn mà làm những công việc liên quan đến chuyên ngành đó. Ngành kinh tế là một ngành rất rộng nên cơ hội việc làm đối với các bạn theo học ngành này là tương đối cao và không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề thất nghiệp. Kinh tế là một thứ không thể thiếu của bất kỳ quốc gia nào. Tầm quan trọng của kinh tế trong đời sống xã hội ngày càng nâng cao hơn, do đó nguồn nhân lực về kinh tế là vô cùng cần thiết.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế sẽ có cơ hội việc làm như:

  • Làm việc trong các cơ quan kinh tế Nhà nước ở trung ương và địa phương
  • Trở thành giảng viên Đại học. Làm việc trong Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn về các vấn đề kinh tế vĩ mô và vi mô
  • Làm việc trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính – tín dụng…
  • Tiếp tục học lên các bậc cao hơn đại học ở trong và ngoài nước về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế.
  • Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô…

Việc làm

Các trường đào tạo ngành Kinh tế uy tín nhất tại Việt Nam

Hiện nay, nước ta có rất nhiều trường đào tạo ngành kinh tế. Sau đây, Edureview sẽ giới thiệu đến các bạn một số trường đào tạo ngành kinh tế tiêu biểu mà các bạn có thể tham khảo như:

  • Đại học Kinh tế quốc dân (NEU): là trường đại học Top đầu cả nước về khối ngành kinh tế
  • Đại học Ngoại thương (FTU): Đây cũng là một trong những trường đào tạo khối ngành kinh tế có điểm đầu vào cao nhất cả nước.
  • Học viện Tài chính (AOF) – Trực thuộc bộ Tài Chính
  • Đại học Thương Mại (TMU)
  • Học viện Ngân hàng (BA)
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB)
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng (DUE)
  • Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH)
  • Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP Hồ Chí Minh (UEF)
  • Đại học Tài chính – Marketing (UFM)…

Lời kết

Hi vọng với những thông tin mà Edu Review  tìm hiểu được sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Kinh tế học. Từ đó có thể lựa chọn cho mình chuyên ngành và ngôi trường phù hợp với mình nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *