Trong thời đại nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành kinh doanh đang ngày một tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Vậy thì ngành Kinh doanh là gì? Bao gồm những chuyên ngành nào? Cơ hội nghề nghiệp của ngành ra sao? Chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết này nhé!
Ngành kinh doanh là gì?
Kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động kinh tế để sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ra lợi nhuận. Ngành kinh doanh bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Thương mại: bán lẻ và buôn bán các sản phẩm hàng hóa.
- Dịch vụ: cung cấp dịch vụ cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Sản xuất: sản xuất các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Tài chính: cung cấp các dịch vụ tài chính, như cho vay, đầu tư và quản lý tài sản.
- Thông tin và truyền thông: cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông, như viễn thông, truyền hình và internet.
- Năng lượng: sản xuất và cung cấp năng lượng.
Ngành kinh doanh học gì?
Kinh doanh liên quan tới hầu hết mọi hoạt động kinh tế xã hội nên các môn học trong đó khá là rộng. Ngoài những môn đại cương tại các trường. Thì sinh viên còn cần học những môn chuyên ngành chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể của Kinh doanh. Như: kế toán, Đầu tư, Tài chính, Phân tích doanh nghiệp, Marketing, Truyền thông, Du lịch, Ngân hàng,…
Dưới đây là một số chuyên ngành nổi bật của ngành kinh doanh:
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại. Như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Sinh viên kinh doanh quốc tế thường làm việc trong nhiều doanh nghiệp thương mại. Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh quốc tế là bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng quốc tế của công ty.
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là một ngành học chuyên về kỹ năng quản lý và điều hành các doanh nghiệp. Mục tiêu của ngành là đào tạo những nhà quản lý có kỹ năng quản lý hiệu quả và đạt mục tiêu kinh doanh. Sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ có được kiến thức rộng trong lĩnh vực kinh tế, thị trường tài chính, môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Môn học phổ biến của ngành kinh doanh bao gồm kinh tế vi mô, kinh tế quốc tế, quản trị học, marketing, nhân sự, kế toán,…
Chuyên ngành Marketing
Marketing là một ngành học chuyên về việc tiếp cận, tư vấn và tạo giá trị cho khách hàng. Đồng thời giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Nó bao gồm các hoạt động như: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng bá, quản lý thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Marketing là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh. Và có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, dịch vụ, sản xuất và cả tổ chức phi lợi nhuận.
Chuyên ngành Kế toán
Kế toán là một ngành chuyên sâu được tập trung vào việc thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức. Thông tin tài chính cung cấp bởi ngành Kế toán được sử dụng để đưa ra quyết định kinh tế – xã hội. Và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp. Sinh viên sẽ phát triển được khả năng làm việc như một nhà phân tích tài chính, cán bộ Thuế hay nhân viên Kế toán.
Chuyên ngành Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu là khả năng sử dụng công nghệ và phát triển phần mềm. Chuyên ngành này sẽ đào tạo cho sinh viên cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Và học cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hoá. Chườn trình học cung caaos những kiến thức về kinh doanh và cách sử dụng phân tích dữ liệu trong kinh doanh.
Chuyên ngành Kinh tế
Kinh tế là ngành sẽ cung cấp cho sinh viên nền tảng về các lý thuyết kinh tế. Được trang bị kiến thức tư duy chiến lược, từ đó giải quyết những thách thức cơ bản trong xã hội. những kiến thức nổi bật như: các chính sách tài chính, thương mại, phát triển kinh tế, lĩnh vực kinh doanh.
Chuyên ngành Tài chính
Tài Chính là một lĩnh vực hoạt động tài chính có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Công việc tài chính bao gồm các vị trí liên quan đến việc xử lý các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động tài chính cho một doanh nghiệp hoặc cá nhân. Các chuyên gia tài chính có thể chuyên về các lĩnh vực như ngân hàng, đầu tư và bảo hiểm.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành kinh doanh
Trong thời đại như hiện nay thì các doanh nghiệp và công ty đang phát triển một cách nhanh chóng. Do đó, ngành kinh doanh đang có sức hấp dẫn vô cung lớn đối với các bạn trẻ. Bởi vì được đào tạo một cách đặc biệt và nội dung đào tạo rộng rãi chú trọng về kinh doanh, quản trị, Tiếng Anh. Nên cử nhân Kinh doanh có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Tuỳ theo sở thích và kỹ năng của mình sinh viên có thể làm việc trong nhiều vị trí khác nhau. Một số việc làm trong ngành kinh doanh như: Nhân viên kinh doanh, Trưởng phòng kinh doanh, và trách nhiệm của họ bao gồm giám sát bộ phận kinh doanh, thiết lập mục tiêu kinh doanh, phân tích dữ liệu, tạo chương trình đào tạo, giám sát nhân viên kinh doanh.
Ngành kinh doanh có cơ hội việc làm lớn với mức lương cao. Nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên tìm kiếm những nhân viên kinh doanh ưu tú làm việc cho công ty của mình. Vì vậy mà ngày càng có rất nhiều bạn trẻ theo học ngành kinh doanh.
Những yếu tố cần có để trở thành một sinh viên ngành kinh doanh
Để có thể trở thành một sinh viên khối ngành kinh doanh thì các bạn cần phải có những tiêu chí nhất định như:
- Yêu thích và có đam mê kinh doanh
- Thích làm việc với những con số, số liệu
- Có tầm nhìn sâu rộng
- Không ngại rủi ro trong kinh doanh
- Có khả năng lãnh đạo
- Biết cách tổ chức và sắp xếp công việc một cách hợp lý
- Không ngại học hỏi những kiến thức mới
- Có hiểu biết nhất định liên quan đến tổ chức, xã hội và doanh nghiệp
- Thích các hoạt động liên quan đến ngành nghề quản lý kinh tế
Các trường đại học đào tạo ngành kinh doanh tốt nhất
Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh doanh. Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn bến đỗ nào cho thanh xuân của mình. Thì có thể tham khảo một số trường sau đây:
- Trường đại học Ngoại thương – FTU
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân – NEU
- Trường Đại học kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học FPT
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Kinh tế TP HCM
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia TP HCM
- Trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Edureview tìm hiểu và tổng hợp được về ngành Kinh doanh. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về ngành này. Từ đó chọn cho mình một định hướng nghề nghiệp đúng đắn và ngôi trường phù hợp. Chúc các bạn thành công !