Ngành báo chí là gì? Học ở đâu, ra trường làm gì?

ngành báo chí

Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng thiết yếu, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước. Là diễn đàn của nhân dân. Vì thế đây vẫn là một ngành được không ít các bạn trẻ quan tâm. Thỏa đam mê thích tìm tòi, chia sẻ những câu chuyện thú vị thông qua bài viết. Nếu bạn đam mê viết lách, thích quan sát mọi thứ và viết lên những câu chuyện. Thì rất có thể ngành báo là con đường dành cho bạn. Vậy báo chí là gì? Học ngành này ở trường nào? Cơ hội việc làm về báo chí như thế nào? Hãy cùng Edu Review tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực thông tin đại chúng này nhé!

ngành báo chí là gì?

Ngành báo chí là gì?

Báo chí là sản phẩm thông tin đại chúng, đưa tin về các vấn đề xã hội hoặc sự kiện trong cuộc sống. Được thể hiện bằng hình ảnh, chữ viết, âm thanh được xuất bản, phát hành đến công chúng. Thông qua các loại hình như báo như báo in, báo điện tử,…

Ngành báo chí là một ngành nghề liên quan đến việc tạo ra và phân phối thông tin, bao gồm cả tin tức, bình luận, chuyên mục, quảng cáo và các nội dung khác qua các kênh truyền thông như báo, đài truyền hình, trang web và các kênh truyền thông xã hội. Người làm việc trong ngành báo chí có trách nhiệm tìm kiếm, chọn lọc, sắp xếp và trình bày thông tin một cách chính xác, đầy đủ và trung thực.

Sinh viên tốt nghiệp báo sẽ có các kỹ năng như viết bài, chụp ảnh, biên tập và phân tích tin tức. Họ cũng học về luật pháp trong truyền thông, quảng cáo và tổ chức báo chí. Các cơ hội việc làm cho người học ngành báo chí sẽ có các vị trí như biên tập viên, nhà phát triển nội dung…

Ngành báo chí đào tạo những gì?

Ngành báo chí đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc tạo. Thực hiện phân phối và đánh giá thông tin trong lĩnh vực báo chí. Bao gồm các chủ đề như:

  1. Tổng quan về báo chí và luật báo chí
  2. Kỹ năng viết bài và biên tập tin tức
  3. Cách tìm kiếm, chọn lọc và xử lý thông tin
  4. Quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên báo chí
  5. Các kỹ năng sử dụng phương tiện truyền thông để truyền tải thông tin
  6. Các vấn đề xã hội và độc lập trong báo chí
  7. Kỹ năng đánh giá và phê bình các nội dung truyền thông

Sinh viên sẽ được học cách sử dụng các công cụ và phần mềm liên quan đến báo chí. Như viết bài, biên tập, chụp ảnh và quảng cáo. Họ cũng sẽ được tham gia vào các hoạt động thực tập trong lĩnh vực báo chí để tập trung những kinh nghiệm thực tế.

Ngành Báo chí sẽ giáo dục sinh viên về ý thức tự giác nghề nghiệp. Bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phục vụ nhân dân. Và có thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn. Học ngành này giúp sinh viên hiểu được yêu cầu về tính chính xác cao, tính công bằng và trung thực. Và vận dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp báo chí.

Sinh viên học báo chí ra trường làm gì?

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như thị trường việc làm, kỹ năng và kinh nghiệm của sinh viên. Mức độ cạnh tranh trong ngành và vị trí địa lý, tình trạng việc làm trong ngành báo chí có thể thay đổi. Tuy nhiên, ngành báo chí là một ngành có khả năng kiếm việc tốt vì nhu cầu của các tổ chức truyền thông là không giới hạn. Tuy nhiên, để tìm kiếm việc làm trong ngành này, sinh viên cần có những kỹ năng như viết bài, phân tích và bình luận, cập nhật và quản lý thông tin, và các kỹ năng mạng xã hội.

Cơ hội việc làm của ngành báo chí

Học báo chí ra trường làm gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành học này đặt ra. Sinh viên học ngành báo chí ra trường có thể làm nhiều công việc liên quan đến báo chí, truyền thông và nội dung sản xuất.

  • Biên tập viên là người biên tập, chỉnh sửa và đăng tải nội dung lên các phương tiện truyền thông. Làm việc cho các tờ báo, đài truyền hình, trang web, podcast và các nền tảng truyền thông khác.
  • Phóng viên là một trong những nghề nghiệp được nhiều bạn sinh viên ngành báo mong muốn theo đuổi. Đây là một trong những nghề phổ biến ngành báo chí. Nghề phóng viên hiện nay không chỉ đòi hỏi một người giỏi chuyên môn. Mà còn cần một người gan dạ, trách nhiệm, kiên cường trước những khó khăn, thử thách.
  • Quay phim thuộc khối kỹ thuật của ngành báo chí. Đây là vị trí đặc trưng của loại báo chí truyền hình.
  • Dẫn chương trình là người xuất hiện nhiều trước ống kính. Là bộ mặt của chương trình do đó diện mạo của họ luôn được để tâm. yếu tố liên quan đến ngoại hình được nhiều nhà tuyển dụng cân nhắc đánh giá để lựa chọn MC phù hợp.
  • Nhà sản xuất nội dung: Sản xuất các nội dung cho các kênh truyền hình, trang web và các sản phẩm đa phương tiện khác.
  • Chuyên gia phân tích và bình luận: Phân tích và bình luận các sự kiện và xu hướng trong lĩnh vực báo chí và truyền thông.
  • Nhà tư vấn truyền thông: Tư vấn cho các công ty và tổ chức về cách sử dụng truyền thông hiệu quả.

Mức lương của ngành như thế nào?

Lương của viên chức, Biên tập viên, Phóng viên được áp dụng theo thông tư số 13/2022/TT-BTTTT. Hiệu lực từ ngày 10.10.2022, thuộc chuyên ngành Thông tin và truyền thông. 

Mức lương cơ bản từ 5 – 10  triệu/tháng, tùy vào vị trí việc làm, năng lực và kinh nghiệm mà mỗi người sẽ có mức lương khác nhau. Trung bình cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm là từ 5 – 7 triệu/tháng. Người có kinh nghiệm từ 7 – 10 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.

học báo chí ra làm gì?

Ngành báo chí học trường nào?

Ngành báo hiện có nhiều trường đào tạo, giảng dạy ở nhiều trình độ. Yêu cầu tổ hợp môn xét tuyển cho ngành này sẽ tùy thuộc vào từng trường đại học. Tuy nhiên, một số khối cơ bản mà thí sinh cần lưu ý là:

  • Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • Khối C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối M14 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán)
  • Khối M15 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)

Tại Việt Nam, có rất nhiều trường Đại học cung cấp chương trình đào tạo về ngành báo chí. Một số trường đại học nổi tiếng cung cấp ngành này bao gồm:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường đại học trọng điểm quốc gia. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, khoa học xã hội và nhân văn. Điểm chuẩn năm 2022 của trường là từ 33.33 – 37.19 điểm
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trường đại học thành viên của ĐHQG Hà Nội. Ngành Báo chí của trường đào tạo theo chương trình chuẩn và chất lượng cao. Với điểm chuẩn từ 25.75 – 29.9
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Tp.HCM là trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất miền Nam. Với điểm chuẩn vào trường là 27.15 – 28.25
  • Đại học Văn hóa Hà Nội có điểm chuẩn từ 26.5 – 27.5
  • Đại học sư phạm Đà Nẵng với điểm chuẩn ngành báo là 24.15 điểm

Lời kết

Như vậy, với những thông tin trên, Edu Review hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành báo chí của Việt Nam. Những vai trò cũng như cơ hội việc làm của ngành này trong tương lai. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hình dung phần nào cơ hội việc làm của ngành học thú vị này. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Edu Review giải đáp chi tiết nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *