Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin – Information Technology hay còn gọi IT. Là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin. Đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Thường được chia thành 6 chuyên ngành phổ biến bao gồm: Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin, Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ đa phương tiện, Đồ họa đa truyền thông.
Hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành CNTT tại Việt Nam ngày càng cao. Do quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Nhu cầu về các chuyên gia CNTT ngày càng trở nên cấp thiết tại Việt Nam và kéo theo đó là mức lương hấp dẫn đối với người lao động.
Nên học ngành nào của Công nghệ thông tin?
Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) cung cấp nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành có những cơ hội việc làm riêng.
Nếu bạn chưa quyết định nên theo đuổi chuyên ngành CNTT nào thì có thể tham khảo một số ngành mà Edureview tìm hiểu và tổng hợp được sau đây:
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm hay còn gọi là Kỹ thuật phần mềm là một trong những chuyên ngành quen thuộc được sinh viên lựa chọn. Các kiến thức cơ bản của ngành bao gồm: quản lý dự án phần mềm, phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử phần mềm và bảo mật thông tin. Học sinh và sinh viên học ngành kỹ thuật phần mềm sẽ được học về quy trình phát triển phần mềm, các kỹ thuật phân tích và thiết kế hệ thống, các phương pháp kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm, cũng như quản lý dự án phần mềm.
Tốt nghiệp chuyên ngành này, các kỹ sư phần mền có thể chọn các ngành nghề như:
- Kỹ sư phần mềm
- Kỹ sư hệ thống
- Lập trình viên: Lập trình viên web, lập trình viên game, ứng dụng…
- Nhân viên IT
- NV bảo trì phần mềm
- Kỹ thuật viên mạng máy tính
- Tester (nhân viên kiểm thử phần mềm)
- NV kinh doanh phần mềm…
Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một ngành học trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính và thông tin. Ngành này sẽ tập trung vào nghiên cứu và phát triển các hệ thống mạng máy tính. Các giao thức truyền thông dữ liệu, an ninh mạng. Các ứng dụng liên quan đến mạng máy tính. Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về lập trình mạng, cấu trúc mạng, các giao thức truyền thông dữ liệu, an ninh mạng, các ứng dụng liên quan đến mạng máy tính và các kỹ năng thiết kế, triển khai và quản lý hệ thống mạng.
Cử nhân mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể làm việc ở các công ty, tổ chức về viễn thông, công nghệ thông tin, an ninh mạng. Hoặc tiếp tục học lên cao hơn để nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này. Những việc làm phổ biến của ngành này là:
- Kỹ sư mạng máy tính
- Kỹ sư an ninh mạng
- Nhân viên quản trị mạng
- Nhân viên IT
- Kỹ sư hệ thống
- Lập trình viên
- Giảng viên…
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thôn tin quản lý – Management Information Systems là một lĩnh vực trong công nghệ thông tin. Nó chuyên về việc tổng hợp và quản lý thông tin để phục vụ quản lý và kinh doanh. Trong hững năm gần đây thì ngành này đang ngày càng hot bởi dễ xin việc và mức lương rất ổn định.
Một số ngành nghề mà cử nhân Hệ thống thông tin quản lý có thể tham khảo như:
- NV Quản trị Mạng
- Kỹ sư thiết kế
- CV phân tích dữ liệu
- Kỹ sư hệ thống
- Quản trị viên hệ thống thông tin
- Lập trình viên
- NV IT
- IT Helpdesk
- Giảng viên, Nghiên cứu sinh…
Chuyên ngành Khoa học máy tính
Khoa học máy tính được xem là chuyên ngành phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi theo học ngành này bạn sẽ được học về cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình,…
Các kỹ sư chuyên ngành này có thể đảm nhiều vị trí công việc như:
- Lập trình viên PHP, .NET, Java, Web, Android, IOS,…
- Nhân viên IT
- Giảng viêm, Nghiên cứu sinh
- Kỹ sư CNTT
- Kỹ sư phần mềm
- Chuyên viên phân tích dữ liệu…
Chuyên ngành Robotics và Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trước đây, chuyên ngành Robotics và trí tuệ nhân tạo thường được gộp chung với chuyên ngành Khoa học máy tính. Nhưng cùng với sự phát triển như hiện nay thì Robotics và AI đã được tách ra thành một chuyên ngành riêng biệt. Robotics và trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực chuyên sâu trong khoa học máy tính và kỹ thuật. Tập trung vào nghiên cứu, thiết kế, phát triển và ứng dụng các hệ thống tự động và thông minh. Từ các robot tự động đơn giản đến các hệ thống tự động phức tạp. Bao gồm các ứng dụng trong công nghiệp, y tế, nông nghiệp, vận tải, giáo dục và giải trí.
Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc tại các công ty sản xuất robot, các công ty phát triển phần mềm và trí tuệ nhân tạo, các tổ chức nghiên cứu và giáo dục, và các tổ chức chính phủ. Các vị trí công việc như:
- Nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo
- Kỹ sư thiết kế robot
- Chuyên viên phát triển phần mềm robot
- Chuyên viên tư vấn và triển khai các hệ thống robot, trí tuệ nhân tạo…
Mặc dù AI ở Việt Nam chưa phát triển mạnh như nhiều quốc gia khác có nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng với sự phát triển của công nghệ như hiện nay. Thì chuyên ngành Robotics và Trí tuệ nhân tạo đang trở thành một lĩnh vực ngày càng quan trọng và đầy triển vọng trong tương lai. Với nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực này ngày càng tăng.
Kết luận
Nhìn chung, không có câu trả lời chung chung nào cho việc chọn chuyên ngành CNTT nào. Tuy nhiên, điều cần thiết là chọn một chuyên ngành phù hợp với sở thích, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Việc nghiên cứu thị trường việc làm để xác định các lĩnh vực có nhu cầu cao và tăng trưởng trong ngành CNTT cũng rất cần thiết. Bằng cách chọn chuyên ngành CNTT phù hợp, các bạn sẽ thiết lập cho mình một sự nghiệp viên mãn và xứng đáng trong lĩnh vực công nghệ. Chúc các bạn thành công!