Liên Thông Đại Học Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Liên Thông Đại Học

liên thông đại học

Liên thông đại học là một quá trình bồi dưỡng thêm kiến thức, trao dồi thêm kỹ năng mà bậc học trước đó chưa được đào tạo. Nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc như mở rộng cơ hội thăng tiến. Nhiều người đặt ra câu hỏi có nên trau dồi kỹ năng và kiến thức. Bằng cách học liên thông hay không. Vậy liên thông đại học là gì? Những điều kiện để được học liên thông được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Edu Review sẽ giúp cho các bạn nắm được các thông tin chính xác về liên thông đại học.

Liên thông Đại học là gì?

Liên thông đại học là hình thức đào tạo cao đẳng liên thông lên đại học. Dành cho các đối tượng sinh viên hệ Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp. Cho phép sinh viên sau khi tốt nghiệp từ trường cao đẳng. Có thể tiếp tục học lên trình độ đại học mà không cần phải thi đại học. Qua đó, sinh viên sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí học tập so với việc phải bắt đầu lại từ đầu.

Sau khi học xong Cao đẳng hoặc Trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cần phải tốt nghiệp Khá, Giỏi. Hoặc có một khoảng thời gian kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên môn được đào tạo. Như thế mới được tham gia dự tuyển liên thông lên bậc cao hơn.

liên thông đại học là gì

Nguồn gốc hình thành Liên thông đại học

Chương trình đào tạo liên thông đại học được Bộ GD&ĐT phê duyệt vào năm 2006. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho các thí sinh đã tốt nghiệp bậc trung cấp, cao đẳng. có nguyện vọng học nâng cao kiến thức trình độ Đại học. Nhằm nâng cao trình độ nguồn lao động chất lượng cao của đất nước phục vụ cho quá trình hội nhập với cường quốc trên thế giới.

Sau 7 năm từ ngày Bộ phê duyệt và phát triển chương trình đào tạo liên thông đại học. Hầu hết trong mỗi trường đều đào tạo chương trình này. Đào tạo liên thông là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Liên thông có mục tiêu tối thượng là đào tạo cho đất nước một đội ngũ những người lao động có đủ năng lực. Thỏa mãn với đòi hỏi ngày một tăng của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Điều kiện để học liên thông lên Đại học

Căn cứ Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng. Có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học. Dựa theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác. Nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo liên thông.

Người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT. Và có một trong các văn bằng dưới đây:

  • Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định Bộ GD&ĐT.
  • Bằng tốt nghiệp do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khối ngành sức khỏe.

Các phương thức tuyển sinh Liên thông Đại học

Hiện nay, có 2 phương thức để các trường đại học lựa chọn tuyển sinh liên thông là: Thi tuyển và Xét tuyển.

  • Đối với thi tuyển: Thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi liên thông tại Văn phòng tuyển sinh. Khi số lượng hồ sơ đủ nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển. Những người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp phải tham dự kỳ thi tuyển 3 môn. Gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề). Còn người đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, thì phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn. Gồm: môn cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) và một môn kiến thức ngành.
  • Đối với xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi phải có bảng điểm và bản sao bằng tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Trung cấp. Và nộp tại phòng tuyển sinh. Căn cứ vào kết quả học tập của thí sinh nhà trường sẽ thông báo kết quả xét tuyển liên thông cho thí sinh.

liên thông đại học

Thời gian học Liên thông Đại học là bao lâu?

Hiện nay, không có quy định cụ thể về thời gian học liên thông Đại học. Tuy nhiên, tuỳ vào chương trình đào tạo mà mỗi trường sẽ có thời gian học liên thông khác nhau. Trung bình thường là từ 1,5 – 3 năm.

Khi học xong liên thông sẽ được cấp bằng gì?

Sau khi hoàn thành chương trình liên thông, người học có thể được cấp 1 trong 3 loại bằng cấp. Đó là: Bằng chính quy (giống với thí sinh học đại học chính quy) hoặc Bằng vừa làm vừa học (Tại chức, dùng cho các bạn vừa làm vừa học). Bằng đào tạo từ xa (dành cho các bạn học trực tuyến). Cả 3 hình thức đào tạo đều dùng chung một mẫu phôi bằng. Vi thế các bạn trước khi đăng ký nên lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với đúng mục tiêu của bản thân.

Các trường đào tạo liên thông 2023

Danh sách các trường đào tạo liên thông tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Bao gồm nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Sau đây là một số trường phổ biến đào tạo liên thông tại Việt Nam:

  1. Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Đại học Sư phạm Hà Nội
  4. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Đại học Ngoại thương
  7. Đại học Hutech
  8. Đại học FPT
  9. Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý rằng danh sách trên chỉ là một số ví dụ. Còn rất nhiều trường khác cũng đào tạo liên thông tại Việt Nam.

Đánh giá ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *