Khối B là gì? Khối B gồm những môn nào? Khối B gồm những ngành nào. Có nên học khối B không? học xong ra trường làm gì, chắc hẳn đây là các câu hỏi của bạn phải không?.
Sắp tới chuẩn bị là kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi rất quan trọng trong cuộc đời một học sinh, nên chuẩn bị cho tốt thì phải xác định được khối thi ngành thi để ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nhất.
Hiện tại có 12 khối thi như khối A,B,C,D,… nên để biết các khối gồm những môn nào không phải dễ dàng. Đừng lo hôm nay Edu Review sẽ cùng bạn tìm hiểu Khối B gồm những môn nào, ngành nào và danh sách các trường đào tạo không chần chừ nữa tìm hiểu khối B trong bài viết này thôi !
Khối B gồm những môn nào?
Câu trả lời cho Khối B gồm 3 môn Toán – Sinh học – Hóa học.
Nếu như trước đây, khi nhắc đến khối B thì mọi người chỉ nghĩ đến có 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học là chính thì ngày nay các môn thi khối B đã được mở rộng ra thêm nhiều môn khác, mục đích để cho thí sinh có nhiều lựa chọn theo đúng điểm mạnh của mình.
Môn Sinh học, Hóa học có thể thay thế bằng các môn , Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa lý, Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội… Cụ thể, danh sách tất cả các tổ hợp môn thi khối B như sau:
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B01: Toán, Sinh học, Lịch sử
- B02: Toán, Sinh học, Địa lí
- B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
- B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Tại sao nên chọn khối B?
Bạn đã biết khối B gồm các môn nào và các tổ hợp của khối B rồi phải không, với khối thi này bạn phải giỏi 3 môn là Toán – Sinh học – Hóa học. Vậy tại sao bạn nên chọn khối B để chọn ngành cho mình, trước kia mọi người không đánh giá cao khối B vì khối B sẽ ít ngành và cơ hội việc làm cũng không hot như Khối A.
Nhưng bạn đừng lo hiện nay khối B sẽ có rất nhiều ngành sau khi học xong cơ hội việc làm rất cao có thể phát triển sau này như : Lâm nghiệp đô thị, Khuyến nông, Công nghệ kĩ thuật tài nguyên nước, Khí tượng học, Công nghệ kĩ thuật địa chất, Nuôi trồng thủy sản, Tâm lí học, Chính trị học (sư phạm Triết học),..
Tới đây bạn đã hình dung được lựa chọn của mình rồi phải không tiếp tục tìm hiểu chi tiết khối B gồm những nghành nào.
Khối B gồm những ngành nào?
Đối với khối B được rất nhiều trường Đại học, Học viện, Cao đẳng xét tuyển hiện nay. Và các ngành học thuộc khối B hiện nay cũng rất đa dạng. Nên học ngành gì để có việc làm sau này thì bạn tiếp tục đọc nhé?
Dưới đây là những ngành học thuộc khối B được các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng tại Việt Nam tuyển sinh:
TÊN NGÀNH | TÊN NGÀNH | TÊN NGÀNH | TÊN NGÀNH |
Khối ngành truyền thông – Báo chí | Bảo hộ lao động | Sư phạm Hóa học | Kỹ thuật hình ảnh y học |
Khối các ngành kỹ thuật | Kỹ thuật môi trường | Sư phạm Sinh học | Kỹ thuật phục hồi chức năng |
Khối ngành xây dựng | Kỹ thuật cấp thoát nước | Sư phạm Khoa học tự nhiên | Y tế công cộng |
Khối ngành kiến trúc | Công nghệ kỹ thuật môi trường | Tâm lý học | Đất đai/Bất động sản |
Khối ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ | Kỹ thuật hạ tầng đô thị | Hóa học | Lâm nghiệp đô thị |
Khối ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật | Sinh học | Khoa học môi trường | Chăn nuôi |
Khối ngành Y dược – Nông lâm – Thú y | Công nghệ Sinh học | Công nghệ kỹ thuật môi trường | Thú ý |
Kinh tế đầu tư | Khoa học Vật liệu | Công nghệ thực phẩm | Công nghệ sinh học |
Kinh tế nông nghiệp | Hóa học | Kỹ thuật nữ công | Bảo vệ thực vật |
Quản lý dự án | Địa chất học | Quản lý tài nguyên và môi trường | Khoa học cây trồng |
Giáo dục học | Hải dương học | Y khoa | Khuyến nông |
Tâm lý học | Khoa học môi trường | Y học dự phòng | Du lịch sinh thái |
Công nghệ thực phẩm | Đảm bảo chất lượng và ATTP | Y học cổ truyền | Quản lý tài nguyên thiên nhiên |
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm | Công nghệ chế biến Thủy hải sản | Dược học | Quản lý Tài nguyên và Môi trường |
Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm | Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực | Điều dưỡng | Khoa học môi trường |
Công nghệ sinh học | Khoa học thủy sản | Dinh dưỡng | Quản lý đất đai |
Công nghệ kỹ thuật hóa học | Khoa học chế biến món ăn | Răng – Hàm – Mặt | Quản lý tài nguyên rừng (kiểm lâm) |
Công nghệ kỹ thuật môi trường | Công nghệ vật liệu | Kỹ thuật phục hình răng | Lâm học |
Quản lý tài nguyên và môi trường | Kỹ thuật y sinh | Kỹ thuật xét nghiệm y học | Lâm sinh |
Sư phạm kỹ thuật Nông Nghiệp |
Danh sách các trường tuyển sinh khối B
Nếu bạn đã quyết định theo Khối B là khối thi của mình và đã chọn được ngành học để theo học. Thì việc tiếp tục bạn cần ngay lúc này là tìm được trường đào tạo tốt chất lượng chuyên nghành của bạn để thi vào hoặc xét tuyển.
Việc chọn được trường ưng ý không phải dễ bạn phải xem xét review các trường đại học hoặc nhờ tư vần để quyết định cho mình ngôi trường mơ ước thì đừng ngần ngại bình luận để Edu Review giúp bạn nhé.
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo tuyển sinh khối B toàn quốc :
Danh sách trường Đại học tuyển sinh Khối B Miền Bắc :
TÊN TRƯỜNG | TÊN TRƯỜNG | TÊN TRƯỜNG |
Học viện Quân Y – Hệ Quân Sự | Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên | Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1) |
Đại học Y Hà Nội | Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp | Đại học Sao Đỏ |
Đại học Bách Khoa Hà Nội | Đại học Nông Lâm Thái Nguyên | Đại học Hòa Bình |
Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự | Đại học Công Nghệ Đông Á | Đại học Hùng Vương |
Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam | Đại học Y Hải Phòng | Đại học Sư Phạm Hà Nội |
Đại học Y Dược Thái Bình | Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội | Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên |
Đại học Y Tế Công Cộng | Đại học Hải Phòng | Đại học Thủ Đô Hà Nội |
Đại học Thái Bình | Đại học Kinh Tế Quốc Dân | Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương |
Đại học Kiến Trúc Hà Nội | Đại học Dân Lập Hải Phòng | Đại học Thành Đô |
Đại học Y Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên | Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 | Đại học Tân Trào |
Đại học Công Nghiệp Hà Nội | Đại học Công Nghiệp Việt Trì | Đại học Nguyễn Trãi |
Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên | Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội | Đại học Đại Nam |
Khoa Y Dược – ĐH Quốc Gia Hà Nội | Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai | Đại học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội |
Khoa Quốc Tế – ĐH Thái Nguyên | Đại học Thăng Long | Đại học Dân Lập Đông Đô |
Đại học Giáo Dục – ĐH Quốc Gia Hà Nội | Đại học Hải Dương | Đại học Điều Dưỡng Nam Định |
Đại học Sư Phạm Thái Nguyên | Học viện Nông Nghiệp Việt Nam | Đại học Mỏ Địa Chất |
Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG Hà Nội | Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định | Đại học Hạ Long |
Đại học Dân Lập Phương Đông |
Danh sách trường Đại học tuyển sinh Khối B Miền Trung – Tây Nguyên :
TÊN TRƯỜNG | TÊN TRƯỜNG | TÊN TRƯỜNG |
Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng | Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng | Đại học Quang Trung |
Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng | Đại học Tây Nguyên | Đại học Hồng Đức |
Khoa Công Nghệ – Đại học Đà Nẵng | Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai | Đại học Đà Lạt |
Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng | Đại học Quy Nhơn | Đại học Nha Trang |
Đại học Sư Phạm – Đại học Huế | Đại học Kinh Tế Nghệ An | Đại học Quảng Bình |
Đại học Nông Lâm – Đại học Huế | Đại học Duy Tân | Đại học Phạm Văn Đồng |
Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận | Đại học Dân Lập Phú Xuân | Đại học Quảng Nam |
Đại học Buôn Ma Thuột | Đại học Công Nghệ Vạn Xuân | Đại học Khánh Hòa |
Đại học Y Khoa Vinh | Đại học Hà Tĩnh | Đại học Phan Châu Trinh |
Đại học Công Nghiệp Vinh | Đại học Vinh | Đại học Yersin Đà Lạt |
Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị | Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh | Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng |
Đại học Khoa Hoc – Đại học Huế | Đại học Y Dược – Đại học Huế | Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng |
Danh sách trường Đại học tuyển sinh Khối B Miền Nam :
TÊN TRƯỜNG | TÊN TRƯỜNG | TÊN TRƯỜNG |
Đại học Quốc Tế – ĐHQG TPHCM | Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn | Đại học Cần Thơ |
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng | Trường Cao đẳng Dược TPHCM | Đại học An Giang |
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch | Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM | Đại học Xây Dựng Miền Tây |
Đại học Văn Hiến | Đại học Công Nghệ Miền Đông | Đại học Sài Gòn |
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu | Đại học Sư Phạm TPHCM | Đại học Thủ Dầu Một |
Đại học Y Dược Cần Thơ | Đại học Nam Cần Thơ | Đại học Tôn Đức Thắng |
Đại học Bình Dương | Đại học Mở TPHCM | Đại học Võ Trường Toản |
Khoa Y – ĐHQG TPHCM | Đại học Công Nghệ Sài Gòn | Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long |
Đại học Bạc Liêu | Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM | Đại học Tiền Giang |
Đại học Y Dược TPHCM | Đại học Tây Đô | Đại học Đồng Tháp |
Đại học Công Nghệ Đồng Nai | Đại học Nông Lâm TPHCM | Đại học Đồng Nai |
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQG TPHCM | Đại học Văn Lang | Đại học Trà Vinh |
Đại học Cửu Long | Đại học Công Nghiệp TPHCM | Đại học Kiên Giang |
Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TPHCM | Đại học Quốc Tế Miền Đông | Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM |
Đại học Hùng Vương TPHCM | Đại học Tài Nguyên Môi Trường TPHCM | Đại học Lạc Hồng |
Đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM | Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An |
Gợi ý Các Ngành Khối B tuyển dụng cao trong tương lai!
Sau khi tìm hiểu thì Khối B gồm môn nào chắc chắn các bạn thí sinh đã tìm hiểu kỹ, bây giờ là những gợi ý của Edu Review hướng đề xuất cho bạn để tìm được ngành thi tốt nhất để sau có việc làm!
Dựa vào niềm đam mê, việc chọn ngành nghề có cùng sở thích và đam mê không phải chuyện khó. Nhưng để bạn chọn được ngành mình vừa đam mê, vừa có nhu cầu tuyển dụng cao sau này, và dễ xin việc sau khi ra trường thì không phải là dễ.
Dưới đây là một số gợi ý cho bạn lựa chọn về các ngành khối B dễ xin việc trong tương lai
1 | Ngành kỹ thuật y học. |
2 | Ngành công nghệ chế biến lâm sản. |
3 | Ngành quản lý đất đai. |
4 | Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học. |
5 | Ngành khoa học cây trồng. |
6 | Ngành điều dưỡng. |
Lựa chọn ở bạn tuy rằng đôi khi một số ngành bạn cảm thấy không phù hợp, nhưng đừng bỏ lỡ nó. Cố gắng kiên trì nghiêm túc bạn sẽ làm được rồi sẽ yêu thích chúc bạn thành công trong lựa chọn của mình.
Kết luận Review khối B
Sau cùng qua bài viết vừa này có thể giúp bạn phần nào giải thích những thắc mắc được nêu ra ở đầu bài viết về khối B. Edu Review tin rằng với những thông tin này có thể giúp bạn định hướng được khối thi, trường đào tạo và ngành học cho bản thân mình để từ đó có thể tiếp tục xây dựng tương lai vững chắc và thành công.