Review Học phí trường Đại học Văn hoá Hà Nội – HUC mới nhất 2024 !

Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1995. HUC đang nỗ lực để trở thành một trường đại học tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế và có vị thế trong cộng đồng giáo dục quốc tế. Với một môi trường học tập chất lượng, HUC đã đào tạo được hàng ngàn sinh viên có trình độ chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện phẩm chất và năng lực của sinh viên. Vậy học phí trường Đại học Văn hoá Hà Nội bao nhiêu? Cùng Edureview tìm hiểu về học phí của trường Đại học Văn hoá Hà Nội mới nhất nhé!.

Tổng quan về Đại học Văn hoá Hà Nội

Xem Thêm: https://edureview.vn/review/dai-hoc-van-hoa-ha-noi-huc

Tổng quan về Đại học Văn hóa Hà Nội

Giới thiệu chung

  • Tên trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Tên bằng tiếng Anh: Hanoi University of Culture (HUC)
  • Trụ sở: 418, đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Mã trường: VHH
  • Điện thoại: 0243.8511.971
  • Email tuyển sinh: daihocvanhoahanoi@huc.edu.vn
  • Facebook: www.facebook.com/HUC1959/
  • Website: http://www.huc.edu.vn/

Lịch sử phát triển

Đại học Văn hóa Hà Nội có tiền thân là Trường Cán bộ Văn hóa được thành lập vào ngày 26/3/1959. Trong suốt hơn 70 năm phát triển, HUC đã nhận được nhiều bằng khen, huân chương Lao động từ Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Trường đã khẳng định được thương hiệu của mình là trung tâm học thuật và cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa. Quá trình phát triển của ĐHVHHN được đánh dấu bởi nhiều dấu mốc lịch sử, bao gồm:

  • Năm 1959: Trường Cán bộ Văn hóa được thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa.
  • Năm 1960: Trường được đổi tên thành Trường Lý luận Nghiệp vụ Văn hóa với nhiệm vụ cung cấp kiến thức và nâng cao khả năng lý luận trong nghiệp vụ văn hóa của các cán bộ văn hóa trong cả nước.
  • Năm 1977: Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Nghiệp vụ Văn hóa với chức năng đào tạo cao đẳng cho các ngành nghiệp vụ văn hóa của cả nước
  • Năm 1982: Trường tiếp tục được nâng cấp và đổi tên thành Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Năm 1991: Trường xây dựng hệ đào tạo sau đại học, bắt đầu đào tạo bậc Thạc sĩ. Đến nay, Trường đã phát triển mở rộng và nâng cao hệ đào tạo sau đại học lên bậc Tiến sĩ. Sau hơn 30 năm phát triển hệ đào tạo sau đại học, Trường đã cung cấp hàng trăm Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành văn hóa và cho xã hội.

Mục tiêu phát triểu

Giai đoạn 2021-2026, Trường đại học sẽ giữ vị trí là cơ sở đào tạo có quy mô với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao. Thực hiện tự chủ đại học theo đúng lộ trình và mức độ mà Chính phủ và Bộ VHTTDL yêu cầu. Đồng thời, Trường sẽ giữ vững mô hình đào tạo kết hợp nghiên cứu khoa học, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phấn đấu trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu lớn về văn hoá nói chung, về khoa học quản lý và nghiệp vụ văn hoá nói riêng của cả nước. Nhằm tiếp cận với chuyển đổi số, hướng đến mô hình đại học thông minh.

Đến năm 2030, Trường sẽ trở thành một trung tâm hàng đầu của quốc gia về đào tạo và nghiên cứu văn hoá và du lịch. Chất lượng và uy tín ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong khu vực. Trường sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, mạnh về nghiên cứu. Phát triển các cơ sở thực hành và các trung tâm dịch vụ-ứng dụng để đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát triển theo định hướng trở thành cơ sở đào tạo và NCKH có uy tín của khu vực.

Học phí trường Đại học Văn hoá Hà Nội

Học phí dự kiến năm 2024 – 2025 của Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội

Hiện tại, Đại học Văn hóa Hà Nội chưa công bố chính thức học phí cho năm học 2024 – 2025. Tuy nhiên, dựa trên mức học phí năm 2023 – 2024 và dự kiến tăng 10%. Để biết thêm thông tin chi tiết, sinh viên nên liên hệ trực tiếp với trường hoặc truy cập trang web nhà trường.

Học phí năm 2023 – 2024 của Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội

Học phí Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2023 – 2024 được áp dụng theo Quyết định số 151/QĐ-ĐH VH ngày 14/07/2023 của Hiệu trưởng trường. Mức học phí cụ thể như sau:

  • Khối ngành Xã hội và Nhân văn: 314.000 VNĐ/tín chỉ
  • Khối ngành Sư phạm: 314.000 VNĐ/tín chỉ
  • Khối ngành Nghệ thuật: 314.000 – 442.000 VNĐ/tín chỉ
  • Khối ngành Thể dục và Thể thao: 314.000 VNĐ/tín chỉ
  • Khối ngành Du lịch: 314.000 VNĐ/tín chỉ
  • Khối ngành Kinh tế: 314.000 VNĐ/tín ch

Học phí năm 2022 – 2023 của Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội

Nhà trường thu học phí theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trong năm học:

  • Đối với sinh viên Đại học hệ chính quy K59: 333.000 đồng/1 tín chỉ.
  • Đối với sinh viên Đại học chính quy từ K60 – K63: 384.000 đồng/1 tín chỉ.

Lộ trình tăng học phí không quá 10% cho năm tiếp theo. Cụ thể:

  • Học phí trung bình khối ngành Kinh tế: 18.000.000 đồng/năm.
  • Học phí trung bình khối ngành Ngôn ngữ: 19.000.000 đồng/năm (riêng ngành Ngôn ngữ Nhật là 23.000.000 đồng/năm).
  • Học phí trung bình khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ: 20.000.000 đồng/năm (riêng ngành Kiến trúc là 21.000.000 đồng/năm).

Học phí năm 2021 – 2022 của Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội hàng năm có hàng ngàn thí sinh tham gia ứng tuyển theo học các ngành nghề được đào tạo tại trường. Bên cạnh việc đầu từ vào cơ sở vật chất, trường cũng chú trọng trong việc tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

Đối với sinh viên theo học tại trường thì học phí mỗi kì sinh viên phải đóng hoàn toàn dựa trên số tin chỉ mà sinh viên đã đăng ký theo học trong học kỳ đó. Cụ thể, học phí HUC năm 2021 là 286.000 VNĐ/ tín chỉ tương đương bình quân mỗi kỳ sinh viên phải đóng 10.000.000 VNĐ.

Học phí năm 2020 – 2021 của Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội

Năm 2020, học phí của trường Đại học Văn hóa Hà Nội được quy định cụ thể theo các ngành như sau:

Ngành

Học phí ( VNĐ/ năm)

Luật Quốc tế 13.685.000
Luật kinh tế 13.685.000
Luật 13.685.000
Tài chính – ngân hàng 13.685.000
Thương mại điện tử 13.685.000
Quản trị kinh doanh 13.685.000
Kế toán 13.685.000
Ngôn ngữ Trung Quốc 14.350.000
Ngôn ngữ Anh 14.350.000
Thiết kế công nghiệp 14.350.000
Kiến trúc 14.350.000
Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành 14.350.000
Công nghệ thực phẩm 14.350.000
Công nghệ sinh học 14.350.000
CNKT điều khiển và tự động hóa 14.350.000
CNKT Điện tử – Viễn thông 14.350.000
Công nghệ thông tin 14.350.000

Phương thức nộp học phí Đại học Gia Định

Trường hỗ trợ cả thức online và offline để nộp học phí cụ thể như dưới đây:

  • Đóng qua Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
  • Tên Tài khoản: Trường Đại học Gia Định
  • Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Tân Định, PGD Phạm Ngọc Thạch
  • Số tài khoản: 0602.0421.6048
  • Nội dung chuyển khoản: MSSV + Họ và tên + Học kỳ.

Với hình thức offline thì sinh viên đóng trực tiếp bằng tiền mặt: Tại phòng Tài chính Kế toán, Trường Đại học Gia Định, 185-187 Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh. Thời gian từ 8 giờ đến 17 giờ (từ thứ 2 đến thứ 6).

Chính sách Hỗ trợ học phí của trường Đại học Văn hoá Hà Nội

Đối Tượng Được Miễn Học Phí

Sinh viên hệ chính quy không trong thời gian bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc

thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung, học chương trình thứ hai. Cụ thể:

  • Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Sinh viên khuyết tật.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
  • Sinh viên hệ cử tuyển.
  • Sinh viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Đối Tượng Được Giảm Học Phí

  • Đối tượng giảm 70% học phí: Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối tượng giảm 50% học phí: Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về học phí cũng như phương thức xét tuyển của trường Đại học Văn hoá Hà Nội mà Edureview cập nhật được trong thời gian gần đây nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chọn được một môi trường như mong ước để gửi gắm 4 năm thanh xuân của mình nhé!

Đánh giá ngay

One thought on “Review Học phí trường Đại học Văn hoá Hà Nội – HUC mới nhất 2024 !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *