Khối B gồm những môn nào? Cơ hội việc làm của các ngành khối B

các ngành khối B

Các bạn thí sinh có lẽ đang rất phân vân về ngành nghề. Và cân nhắc lựa chọn khối ngành nào thích hợp với bản thân mình. Có nhiều khối ngành khác nhau để bạn có thể tìm hiểu và theo học. Hãy cùng Edu Review tìm hiểu về khối B nhé! Nhằm chuẩn bị hành trang kỹ lưỡng cho kỳ thi Đại học sắp tới. Các bạn học sinh cần biết được khối B gồm những môn nào? Học ở đâu? Khối B nên học ngành gì để có cơ hội việc làm tốt? Bài viết dưới đây, Edu Review sẽ chỉ ra những thông tin của ngành này mà bạn cần biết. Để bạn thí sinh có thể đưa ra định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho tương lai.

Khối B gồm những môn nào?

Khối B là một nhóm các môn thi đại học tại Việt Nam. Tổ hợp các môn thi trong khối B thường bao gồm các môn học của lĩnh vực khoa học tự nhiên, như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Vật lý. Tuy nhiên, tổ hợp môn thi cụ thể cho khối B có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường đại học và năm thi.

Đây là khối ngành thiên về tự nhiên. Vì thế, bất kì tổ hợp môn nào trong khối B cũng yêu cầu xét tuyển bằng hai môn bắt buộc là Toán học và Sinh học. Toán học sẽ nghiên cứu các con số và mối quan hệ giữa những đại lượng. Sinh học thì lại học tập trung tìm hiểu và phá khoa học về các sinh vật sống. Hai môn này thuộc hai lĩnh vực khác nhau, nhưng kiến thức của mỗi môn sẽ bổ trợ cho nhau. Tạo thành sự kết hợp thông tin dữ liệu tuyệt vời để phân tích và tìm hiểu.

Các tổ hợp môn thi Khối B

Nếu trước đây nhắc tới khối B thì chúng ta thường nghĩ đến 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Thì ngày nay môn thi khối B đã được mở rộng ra với nhiều môn khác. Môn Hóa có thể thay thế bằng môn Sử, Địa, Văn, Giáo dục Công dân, tiếng Anh,… Cụ thể có các tổ hợp môn khối B sau:

  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B01: Toán, Sinh học, Lịch sử
  • B02: Toán, Sinh học, Địa lí
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
  • B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
  • B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Các ngành thuộc khối B

Nhắc đến khối B, chắc ai cũng sẽ nghĩ đến nghề Bác sĩ. Thật vậy, nếu muốn trở thành một Bác sĩ, chắc chắn bạn phải học khối này. Tuy nhiên khối B không bị bó buộc mỗi ngành Y dược mà còn rất nhiều ngành khác.

  • Nhóm ngành Y – Dược

Y Dược là ngành học hot nhất, phổ biến nhất đối với hầu hết các bạn theo học khối B. Vì cơ hội việc làm sau khi ra trường. Có nhiều chuyên ngành Y Dược ó thể thi như Điều dưỡng, Kỹ thuật y học, Y tế dự phòng, Dược học,… Ngành Y lấy điểm đầu vào tương đối cao và quy trình đào tạo cho ngành ngày thường kéo dài đến 6 năm. Chương trình học nặng và khó hơn những ngành khác. Vì thế chất lượng đầu ra rất cao.

ngành y dược

  • Nhóm ngành Thú y – chăn nuôi

Bên cạnh ngành Y, thú y cũng là một ngành thú vị thuộc khối B. Đây là ngành chăm sóc và điều trị cho các em thú cưng, gia súc, gia cầm. Động vật đóng vai trò là người bạn trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế ngành thú y cũng trở nên phát triển và có nhiều cơ hội việc làm hơn. Những ai yêu thích động vật thì đây là ngành học dành cho bạn.

  • Nhóm ngành Công nghệ thực phẩm – Dinh dưỡng

Công nghệ thực phẩm là một trong các ngành khối B có triển vọng. Khi ngành liên tục khởi sắc và nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Mục tiêu của ngành này là tạo ra nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Sáng tạo ra các sản phẩm chất lượng trong chế biến thực phẩm sau thu hoạch và chăn nuôi.

  • Nhóm các ngành về Công nghệ sinh học, Môi trường

Với nhiều tiềm năng phát triển ở tương lai, nhóm ngành sinh học, mô trường cũng là một trong nhiều ngành học khối B được nhiều thí sinh theo học. Ngành công nghệ sinh học chuyên nghiên cứu các sinh vật để có thể tìm ra các phương pháp chữa bệnh mới. Giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất cây trồng.

ngành công nghệ sinh học

Cơ hội việc làm của sinh viên khối B

Khối B ra trường làm nghề gì chắc hẳn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các thí sinh. Nhiều người cho rằng, khối B gắng liền với ngành Y dược. Nhưng thực ra còn có rất nhiều ngành nghề khác với cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Sinh viên khối B có rất nhiều cơ hội việc làm tùy thuộc vào chuyên ngành họ đang học. Một số cơ hội việc làm cho sinh viên khối B bao gồm:

  • Ngành Y dược: Bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng, Dược sĩ…
  • Ngành Công nghệ thực phẩm: Nhân viên tại doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Viện nghiên cứu liên quan đến lương thực thực phẩm. Làm việc tại các cục an toàn vệ sinh thực phẩm…
  • Ngành Công nghệ sinh học: làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất chế phẩm sinh học. Các phòng nuôi cấy mô, các phòng thí nghiệm sinh học…
  • Ngành Thú y: Làm việc tại các trang trại, phòng khám thú y, dịch vụ chăm sóc vật nuôi…
  • Ngành Môi trường: Làm việc tại Cục tài nguyên và môi trường. Làm giảng viên tại các trường đại học. Làm cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực tài nguyên…

cơ hội việc làm các ngành khối B

Các trường Đại học xét tuyển khối B nổi bật 

Các trường TOP đầu về ngành Y dược như: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch… Điểm chuẩn trung bình các ngành khối B tại các trường đại học này khoảng từ 21,75 – 29 điểm.

Ngành chăn nuôi thú y có các trường như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Lâm nghiệp,…

Các trường đại học uy tín để đào tạo các ngành khối B có thể kể đến như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng…

Lời kết

Đứng trước nhiều sự lựa chọn về các ngành khối B, chắc hẳn các bạn thí sinh đang phân vân không biết nên lựa chọn lối đi nào là đúng. Khối B không quá khó, chỉ cần chăm chỉ ôn luyện, vững kiến thức để làm bài thi. Và có một tâm lý thoải mái là bạn đã có thể dễ dàng vượt qua. Trên đây là một số thông tin về khối B mà Edu Review đã chia sẻ đến các bạn thí sinh. Chúc các sĩ tử sẽ hoàn thành thật tốt kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *