Tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa giáo dục, khoa học đều cần đến sự can thiệp nhất định về pháp luật. Chính vì vậy, ngành luật có cơ hội việc làm rộng mở và có triển vọng trong tương lai. Nhiều bạn trẻ bây giờ quan tâm đến phát triển nghề nghiêp của ngành luật trong tương lai. Gồm những chuyên ngành đào tạo cũng như các vị trí công việc có thể đảm nhận và mức lương. Hãy cùng Edu Review tìm hiểu về ngành luật để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực thú vị này nhé!
Ngành luật là gì? Vai trò của ngành luật trong đời sống
Ngành Luật là một lĩnh vực học thuộc chuyên ngành Quốc phòng học. Bao gồm những quy định và thực tiễn của các luật áp dụng cho xã hội. Đào tạo những kiến thức về hệ thống pháp luật tùy theo mỗi chuyên ngành đào tạo. Sinh viên ngành luật sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau liên quan đến lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.
Vai trò của ngành luật trong đời sống
Ngành luật là một lĩnh vực quan trọng của hệ thống pháp lý của một nền văn hóa. Cung cấp nền tảng cho hệ thống pháp luật của một quốc gia. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như luật gia đình, luật hình sự, luật kinh tế và nhiều hơn nữa.
Luật là một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi và quyền sở hữu của công dân. Nó cũng giúp xác định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Cung cấp nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp và giải quyết khiếu nại. Khi có tranh chấp, người dân có thể yêu cầu trợ giúp từ các tòa án và các tổ chức pháp lý khác để giải quyết vấn đề.
Luật còn góp phần xây dựng một xã hội đạo đức và công bằng. Nó xác định quy tắc và nguyên tắc chung mà tất cả các công dân phải tuân theo. Giúp tạo ra một môi trường an toàn và trung thực cho tất cả mọi người.
Các chuyên ngành đào tạo của ngành luật?
Khi theo học ngành luật, bạn sẽ được cung cấp kiến thức tổng quát ở hầu hết các lĩnh vực. Ngành luật học nhiều kiến thức về luật, quy tắc và nguyên tắc của một số hệ thống pháp luật. Sau đây là một số chuyên ngành luật được các trường đại học, cao đẳng giảng dạy:
- Luật thương mại: Trang bị những kiến thức pháp luật liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế,… Bao gồm các môn học như Luật doanh nghiệp,…
- Luật dân sự: Trang bị những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự, về các vấn đề lao động, thừa kế, tố tụng… Các môn học tiêu biểu như Luật sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự,…
- Luật hành chính: Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật. Các kiến thức kiến thức về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước,… với các môn học tiêu biểu như Pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Luật quốc tế: Cung cấp kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Đàm phán hợp đồng ngoại thương. Nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…
- Luật hình sự: Trang bị những kiến thức về hình sự. Với các môn học tiêu biểu như Tội phạm học, Đấu tranh phòng chống tội phạm, Giám định pháp y,…
- Quản trị – luật: Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp. Hiểu biết các vấn đề quản trị và vấn đề có liên quan đến pháp lý,…
Sinh viên học Luật ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm của ngành luật trong thời buổi kinh tế hội nhập, nhu cầu phát triển kinh tế. Và mở rộng doanh nghiệp ngày càng nhiều nên cũng mở rộng cơ hội việc làm dành cho sinh viên luật.
Ngành luật có dễ kiếm việc không?
Sinh viên thường nghĩ rằng học Luật ra trường chỉ làm luật sư và làm việc trong tòa án hoặc cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, sinh viên còn có thể công tác trong ngành công an. Hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo…
Thêm vào đó, làm việc trong ngành Luật đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập văn phòng luật sư của riêng mình.
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với việc học kiến thức chuyên ngành. Việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Luật. Sinh viên nên chú trọng trao dồi kỹ năng tiếng Anh để có thể phát triển tiềm năng nghề nghiệp và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, sinh viên ngành Luật nên có các năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… Nhằm có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Cơ hội việc làm của sinh viên luật
Để có thể hành nghề Luật sư thì sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải tham gia những chương trình đào tạo Luật sư. Tập sự tại các tổ chức, văn phòng luật để được cấp chứng chỉ hành nghề. Sinh viên Luật ngày nay có cơ hội thử sức ở nhiều vị trí công việc khác nhau chứ không chỉ là làm luật sư. Mức lương cũng dao động tùy theo năng lực và kinh nghiệm.
- Thẩm phán, kiểm soát viên, thẩm tra viên, công chứng viên, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý,…
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các tổ chức trong lĩnh vực pháp luật. Thực hiện tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức,…
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng,… về lĩnh vực pháp luật.
Hiện nay, sinh viên Luật mới ra trường làm việc tại doanh nghiệp sẽ có mức lương trong khoảng 4-6 triệu/tháng. Nếu bạn có những kỹ năng và năng lực nổi bật, mức lương cao hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhé!
Ngành luật nên học trường nào?
Tại Việt Nam, một số trường đại học hoặc cao đẳng có chương trình đào tạo bao gồm:
- Đại học Luật Hà Nội: Với điểm chuẩn năm 2022 cao nhất là 29,52 điểm. Là một trong số trường Đại học công lập ở Việt Nam có quy mô đào tạo về Luật lớn và uy tín nhất tại Việt Nam.
- Đại học Luật Tp.HCM: Có điểm chuẩn năm 2022 từ 20 đến 24 điểm. Là cơ sở đào tạo Luật tốt nhất ở phía Nam. Từ năm 2011-2012, nhà trường có 7 chuyên ngành đào tạo về ngành luật.
- Đại học Luật Huế: là trường đại họcTrường đào tạo 2 ngành Luật học và Luật Kinh Tế với hai hình thúc xét tuyển là xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT và xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn của trường những năm gần đây trên 20 điểm.
- Đại học Kinh tế – Luật Tp.HCM: là ngôi trường được thành lập vào năm 2000. Đây là cơ sở bậc đại học trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Hiện nay trường có 8 khoa, trong đó có 2 khoa về Luật là Luật Kinh tế và Khoa Luật.
Lời kết
Như vậy, với những thông tin trên, Edu Review hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Luật. Vai trò cũng như cơ hội việc làm trong lĩnh vực này trong tương lai. Để tìm được ngôi trường phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn nên tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo và tiêu chí đánh giá của các trường. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên các bạn đang quan tâm đến ngành học này đã có được cái nhìn tổng quát nhất liên quan đến ngành. Nhờ đó biết được bản thân có thực sự phù hợp hay không. Nhằm xác định chính xác hơn lộ trình học tập của mình trong tương lai.